Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Sửa tuổi liệu có ảnh hưởng vận mệnh?

Trong chiến tranh, sửa tuổi (tăng lên hoặc giảm xuống) để đủ điều kiện (về độ tuổi) nhập ngũ đánh giặc, đó cũng là chuyện bình thường. Thậm chí có một số người còn được biểu dương, ca tụng cùng với thành tích lập công. Tuy nhiên, thời bình thì việc sửa tuổi, nhất là khai man giảm tuổi đi để làm gì? Với một số người, nếu không phải là để kéo dài thời gian công tác tại chức; làm chậm thời gian về hưu…



Cũng kịp thời, vừa rồi Ban Bí thư Trung ương Đảng ta mới ra Thông báo số 13, quy định chi tiết về việc xác định mốc và “hằng số năm sinh”, tuổi đảng viên, để khắc phục tình trạng sửa tuổi, “chạy” tuổi trong Đảng.

Người viết thiết nghĩ cơ quan Đảng đã tích cực như vậy; cơ quan Chính quyền cũng cần có Chỉ thị cụ thể để xác định mốc, “hằng số năm sinh”, tuổi của công chức, viên chức ngoài Đảng, những người làm công ăn lương.

Đặc biệt thú vị, xét quá khứ thực tế hòa bình, đã có số người sửa tuổi. Song, liệu họ có thể sửa được số tử vi? Bởi vì số tử vi là một môn khoa học, có trong nội dung Kinh dịch và Almanach-những nền văn minh Thế giới, chứ không phải chuyện mê tín dị đoan.



Đa số mọi người-chúng ta có lá số tử vi phụ thuộc vào giờ, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của mình. Và nhiều người đã biết đi cậy nhờ người thông tuệ coi số tử vi sẽ được luận giải trung thực, chính xác Cung mệnh, quan lộc, nghề nghiệp, tiền tài, vợ chồng, phúc đức, con cái, nhà cửa đất đai, kể cả bệnh tật, vận hạn… của họ. Có thể nói qua số tử vi, có thể biết được tổng quan cả cuộc đời họ.

Như phần trên đã nêu: Số tử vi phụ thuộc vào giờ, ngày, tháng, năm sinh và giới tính từng người. Trong đó giờ, ngày, tháng, năm sinh đã an bài, không thể điều chỉnh-thay đổi được (có thể ví như hằng số C trong Toán học).

Chính vì vậy, những người “khai man” năm sinh để sửa tuổi; nhưng họ không thể sửa được số tử vi của họ. Cho dù có trường hợp “Nhân định thắng Thiên” chăng nữa, cũng chỉ có khả năng thực hiện khi họ có Thế giới quan và Nhân sinh quan một cách đúng đắn, lành mạnh. Không thể xảy ra với số người sửa tuổi nhằm mục đích “tham quyền cố vị”.

Ngoài ra đến một ngày, tháng, năm nào đó, số người sửa tuổi sẽ vĩnh biệt chúng ta để họ “ra đồng”; không biết gia đình, họ hàng, thân nhân của họ cho viết cáo phó, hoặc tin buồn và cho người đọc Điếu văn theo tuổi nào? Tuổi thật hay tuổi sửa?

Nếu cáo phó hoặc tin buồn, Điếu văn theo tuổi thật, hóa ra khi sống làm việc ở cơ quan, họ đã ăn gian nói dối tuổi hay sao?

Nếu cáo phó hoặc tin buồn, Điếu văn theo tuổi sửa (khai rút tuổi đi), thì cũng thật trớ trêu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét